Câu hỏi Công Nghệ Chế Tạo Máy Dạng sản xuất đơn chiếc có những đặc điểm sau
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
1.1.1- Sản Xuất Đơn Chiếc:
Dạng sản xuất đơn chiếc là Sản lượng hang năm ít, thường từ một đến vai chục chiếc. Sản phẩm không ổn định do chủng loại nhiều. Chu kỳ chế tạo không được xác định.
Dạng sản xuất đơn chiếc có những đặc điểm sau:
- Tại mỗi chỗ làm việc được gia công nhiều loại chi tiết khác nhau.
- Gia công chi tiết và lắp ráp sản phẩm được thực hiện theo tiến trình công nghệ.
- Sử dụng các thiết bị và dụng cụ vạn năng. Thiết bị được bố trí theo từng loại và theo từng bộ phận sản xuất khác nhau.
- Sử dụng các đồ gá vạn năng. Đồ gá chuyên dùng chỉ được sử dụng để gia công những chi tiết thường xuyên được lặp lại.
- Không thực hiện được việc lắp lẫn hoàn toàn, có nghĩa là phần lớn công việc lắp ráp điều được thực hiện bằng phương pháp cạo sửa.
- Công nhân phải có trình độ tay nghề cao.
- Năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao.
1.1.2 – Sản Xuất Hàng Loạt:
- Sản xuất hang loạt là dạng sản xuất hang năm không quá ít, sản phẩm được chế tạo theo từng loạt với chu kỳ xác định. Sản phẩm tương đối ổn định.
- Là dạng sản xuất phổ biến trong ngành chế tạo máy
Sản xuất hang loạt có những đặc điểm sau:
- Tại các chổ làm việc được thực hiện một số nguyên công có chu kỳ lặp lại ổn định.
- Gia công cơ và lắp ráp được thực hiện theo qui trình công nghệ.
- Sử dụng các máy vạn năng và chuyên dùng.
- Các máy được bố trí theo qui trình công nghệ.
- Sử dụng nhiều dụng cụ và đồ gá chuyên dùng.
- Đảm bảo nguyên tắc lắp lẫn hoàn toàn.
- Công nhân có trình độ trung bình.
Ví dụ: dạng sản xuất hang loạt có thể là chế tạo máy công cụ, chế tạo máy công cụ…
1.5.3 - Dạng Sản Xuất Hàng Khối :
Dạng sản xuất hàng khối có đặc điểm là:
- Sản lượng hang năm rất lớn.
- Sản phẩm rất ổn định.
- Trình độ chuyên môn hóa sản xuất cao.
Đối với dạng sản xuất nay ta phải tổ chức kỹ thuật và công nghệ như sau:
- Trang thiết bị, dụng cụ công nghệ thường la chuyên dùng.
- Quá trình công nghệ được thiết kế và tính toán chính xác, ghi thanh các tài liệu công nghệ có nội dung cụ thể và tỉ mỉ.
- Trình độ thợ đứng máy không cần cao nhưng đòi hỏi phải có thợ điều chỉnh máy giỏi.
- Tổ chức sản xuất theo dây chuyền.
Dạng sản xuất hàng khối cho phép áp dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến, có điều kiện cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất, tạo điều kiện tổ chức các đường dây gia công chuyên môn hóa. Các máy ở dạng sản xuất này thường được bố trí theo theo thứ tự nguyên công của quá trình công nghệ.
Chú ý là việc phân chia thành ba dạng sản xuất như trên chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế, người ta còn chia các dạng sản xuất như sau:
- Sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.
- Sản xuất hàng loạt.
- Sản xuất loạt lớn và hàng khối.
Ngoài ra, cần phải nắm vững các hình thức tổ chức sản xuất để sử dụng thích hợp cho các dạng sản xuất khác nhau.
Trong quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí thường được thực hiện theo hai hình thức tổ chức sản xuất la: sản xuất theo dây chuyền va không theo dây chuyền
1.2 NHỊP SẢN XUẤT:
Trong sản xuất hang loạt lớn và hang khối thường sử dụng các phương pháp sản xuất dây chuyền. Theo phương pháp này thì các máy được bố trí theo thứ tự các nguyên công. Số thứ tự và năng xuất phải được tính toán sao cho đồng bộ. muốn cô dây chuyền sản xuất đồng bộ phải tuân theo nhịp sản xuất nhất định.
Nhịp sản xuất là khoảng thời gian lặp lại chu kỳ gia công và được tính bằng công thức:
Ở đây: t- nhịp sản xuất (phút)
F- thời gian làm việc tính theo ca, tháng, năm (phút)
q- số lượng sản phẩm được chế tạo ra rong thời gian F.
Ví dụ, trong một ngày làm việc 8 giờ, ta có: F=8x60 phút =480 phút, gia công được q=160 chi tiết. Như vậy nhịp sản xuất t = 480/160 = 3 phút. Có nghĩa là thời gian của mỗi nguyên công là 3 phút (kể cả vận chuyển) hoặc là bội số của 3 (ví dụ, ở nguyên công cắt răng cần có 4 máy làm việc mới kịp cho nguyên công trước bởi vì mỗi máy cắt răng phải cắt chi tiết mất 12 phút tức là bội số của 3).
1.3 – XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT:
Sau khi xác định được sản lượng hàng năm N của chi tiết theo công thức (1.2) ta phải xác định khối lượng của chi tiết. khối lượng Q của chi tiết được xác định theo công thức:
Q = V.γ
Ở đây: V- Thể tích của chi tiết (dm3)
γ - Khối lượng riêng của vật liệu (γ của thép là 7,852kg/dm3, γ của gang dẻo là 7,2 kg/dm3, γ của gang xám là 7 kg/dm3, γ của nhôm là 2,7 kg/dm3, và γ của đồng là 8,72 kg/dm3).
Khi có N và Q dựa vào bảng 1.1 để chọn dạng sản xuất phù hợp.
Khi thiết kế đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp công nghệ chế tao máy sinh viên thường gặp các dạng sản xuất hang loạt vừa và hang loạt lớn và hang khối để thiết kế qui trình công nghệ với các đồ gá chuyên dùng, và máy chuyên dùng, máy bán tụ động, dao đặc chủng…
Bảng 1.1. Xác định dạng sản xuất
Dạng sản xuất |
Q – khối lượng của chi tiết |
||
> 200 kg |
4 – 200 kg |
< 4 kg |
|
Sản lượng hang năm của chi tiết (chiếc) |
|||
Đơn chiếc Hàng loạt nhỏ Hàng loạt vừa Hang loạt lớn Hàng khối |
< 5 55 – 100 100 – 300 300 – 1000 > 1000 |
< 10 10 - 200 200 – 500 500 – 1000 > 5000 |
< 100 100 – 500 500 – 5000 5000 – 50000 > 50000 |
1.4 – TẬP TRUNG VÀ PHÂN TÁN NGUYÊN CÔNG:
1.4.1 – Phương Pháp Tập Trung Nguyên Công:
Tập trung nguyên công có nghĩa là bố trí nhiều bước công nghệ vaò một nguyên công và được thực hiện trên một máy. Thông thường tập trung nguyên công được thực hiện đối với các bước công nghệ gần giống như nhau như: khoan, khoét, doa, cắt ren hoặc tiện ngoài, tiện trong…
Phương pháp tập trung nguyên công được ứng dụng cho những chi tiết phưc tạp có nhiều bề mặt cần gia công. Để gia công các loại chi tiết này người ta phải dụng máy có năng suất cao. Đó là máy tổ hợp, máy có nhiều trục chính. Trong trường hợp này thời gian gia công một chi tiết bằng thời gian gia công trên một trục chính. Năng suất gia công tăng lên nhờ gia công song song và sự trùng hợp thời gian máy. Thời gian phụ bằng thời gian quay của bàn máy đi một vị trí. Ngoài các máy tổ hợp và máy nhiều trục chính ra người ta còn dùng các máy nhiều dao để thực hiện gia công theo phương pháp tập trung nguyên công.
Ngoài năng suất cao ra, phương pháp tập trung nguyên công còn cho phép nâng cao hệ số sử dụng mặt bằng sản xuất. tuy nhiên phương pháp này dùng máy có độ phức tạp cao và điều chỉnh máy cũng rất khó khăn.
1.4.2 – Phương Pháp Phân Tán Nguyên Công:
Phương pháp phân tán nguyên công có nghĩa là chia qui trình công nghệ ra nhiều nguyên công nhỏ, mỗi nguyên công được thực hiện trên một máy. Trong trường hợp này người ta sử dụng các máy thong dụng, các dụng cụ tiêu chuẩn và các trang thiết bị đơn giản. Nhờ những nét đặc trưng đó mà phương pháp phân tán nguyên công có tính linh hoạt cao, cụ thể là quá trình chuyển đổi đối tượng gia công được thực hiện nhanh chóng và chi phí không đáng kể.
Hiện nay trong lĩnh vực chế tạo máy, nhìn chung người ta có xu hướng áp dụng phương pháp tập trung nguyên công trên cơ sở tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng xuất lao động, rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm chi phí điều hành và lập kế hoạch sản xuất. Còn phương pháp phân tán nguyên công chỉ áp dụng qui mô sản xuất lớn nếu trình độ sản xuất kém nhìn từ góc độ kỹ thuật sản xuất.
Câu hỏi Công Nghệ Chế Tạo Máy TẬP TRUNG VÀ PHÂN TÁN NGUYÊN CÔNG là gì
1.1 – TẬP TRUNG VÀ PHÂN TÁN NGUYÊN CÔNG:
1.1.1 – Phương Pháp Tập Trung Nguyên Công:
Tập trung nguyên công có nghĩa là bố trí nhiều bước công nghệ vaò một nguyên công và được thực hiện trên một máy. Thông thường tập trung nguyên công được thực hiện đối với các bước công nghệ gần giống như nhau như: khoan, khoét, doa, cắt ren hoặc tiện ngoài, tiện trong…
Phương pháp tập trung nguyên công được ứng dụng cho những chi tiết phưc tạp có nhiều bề mặt cần gia công. Để gia công các loại chi tiết này người ta phải dụng máy có năng suất cao. Đó là máy tổ hợp, máy có nhiều trục chính. Trong trường hợp này thời gian gia công một chi tiết bằng thời gian gia công trên một trục chính. Năng suất gia công tăng lên nhờ gia công song song và sự trùng hợp thời gian máy. Thời gian phụ bằng thời gian quay của bàn máy đi một vị trí. Ngoài các máy tổ hợp và máy nhiều trục chính ra người ta còn dùng các máy nhiều dao để thực hiện gia công theo phương pháp tập trung nguyên công.
Ngoài năng suất cao ra, phương pháp tập trung nguyên công còn cho phép nâng cao hệ số sử dụng mặt bằng sản xuất. tuy nhiên phương pháp này dùng máy có độ phức tạp cao và điều chỉnh máy cũng rất khó khăn.
1.1.2 – Phương Pháp Phân Tán Nguyên Công:
Phương pháp phân tán nguyên công có nghĩa là chia qui trình công nghệ ra nhiều nguyên công nhỏ, mỗi nguyên công được thực hiện trên một máy. Trong trường hợp này người ta sử dụng các máy thong dụng, các dụng cụ tiêu chuẩn và các trang thiết bị đơn giản. Nhờ những nét đặc trưng đó mà phương pháp phân tán nguyên công có tính linh hoạt cao, cụ thể là quá trình chuyển đổi đối tượng gia công được thực hiện nhanh chóng và chi phí không đáng kể.